Bệnh Sởi ở Trẻ Em: Tìm Hiểu Nguyên Nhân và Dấu Hiệu Nhận Biết Cần Thiết
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả những trẻ chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong phòng (không gian) khép kín và ở nhóm trẻ chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vắc xin.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ em
Vậy nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ em là gì? Có những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra?
Nguyên nhân:
Tất cả trẻ em chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng. Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.
Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là do Paramyxovirus gây ra và là bệnh ở người không có vật chủ động vật hoặc vật trung gian không triệu chứng. Nó cực kỳ dễ lây lan; tỷ lệ tấn công thứ phát là >90% trong số những người dễ bị phơi nhiễm.
Sởi lây truyền chủ yếu bằng các chất dịch tiết từ mũi, họng và miệng (nước bọt) trong giai đoạn tiền triệu chứng hoặc giai đoạn đầu của toàn phát. Khả năng lây nhiễm bắt đầu vài ngày trước và tiếp tục cho đến vài ngày sau khi phát ban xuất hiện. Bệnh sởi không thể lây lan được khi phát ban đã bắt đầu.
Lây bệnh thường điển hình là bởi các giọt hô hấp lớn thải ra từ ho và tồn tại ngắn ngủi trong không khí trong một khoảng thời gian ngắn. Việc lấy truyền cũng có thể xảy ra bởi các giọt nhỏ hóa hơi mà có thể giữ được không khí (do đó hít phải) trong khoảng 2 giờ trong không gian hẹp khép kín. Việc lây truyền gián tiếp qua dụng cụ như đồ chơi, bát đũa, các thiết bị trong gia đình. Nghe có vẻ không khả thi vì virus sởi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trên bề mặt khô nhưng vẫn là có nguy cơ lây nhiễm.
Một bạn nhỏ có mẹ có khả năng miễn nhiễm dịch với sởi nhận được các kháng thể qua nhau thai, những kháng thể này bảo vệ cho hầu hết 6 đến 12 tháng đầu đời. Sự miễn dịch suốt đời có được do nhiễm trùng.
Bệnh sởi tập trung ở một số nhóm đối tượng nguy cơ cao như:
– Trẻ nhỏ (nhũ nhi) sẽ rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây sởi.
– Trẻ bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày nếu mắc bệnh sởi rất dễ diễn tiến nặng cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc sởi
+ Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 ngày đến 2 tuần. Sau đó, triệu chứng bệnh sởi có những biểu hiện sau:
– Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao (trên 39°C) khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt.
Trẻ thường sốt cao trong giai đoạn khởi phát bệnh sởi
– Diễn biến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”.
– Ngoài những biểu hiện trên, trẻ mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: đỏ mắt, chảy nước mũi, ho hoặc đôi khi là tiêu chảy.
Biến chứng của sởi: thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…
Nguyên tắc và cách chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Bước đầu, nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, không đến chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh khác. Nếu trẻ bị sởi thể thông thường và đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, thì nên chăm sóc tại nhà sau khi có ý kiến đầy đủ về cách chăm sóc cháu tại nhà, theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.
Các nguyên tắc cần nắm như sau:
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
- Giữ vệ sinh da, mắt, mũi họng: Thay quần áo, vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh,nhỏ mắt , nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
- Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
- Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ trên 6 tháng), trẻ lớn nhớ cho uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh gió lùa, ăn thức ăn chứa protein dị ứng, các loại gia vị kích thích, không uống các loại nước có ga, đồ uống kích thích.
- Không dùng kháng sinh nếu không có các biến chứng.
Đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và bù nước và điện giải bằng các dung dịch đường uống thay thế cho dịch và các yếu tố cần thiết đã bị mất qua tiêu chảy và nôn. Cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu, ăn đủ chất, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa theo khẩu vị của trẻ để trẻ dễ ăn.
Trên đây là một số thông tin trang bị bạn cần nắm để khi trẻ bị sởi bạn có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Điều quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng sởi cho trẻ kịp thời vì đây là cách phòng tránh sởi an toàn và hiệu quả nhất bạn nhé.