Bệnh sán chó là gì? Cách sử dụng thuốc trị sán chó tại nhà
Bệnh sán chó hay còn được biết đến là bệnh giun đũa ở chó mèo, đây là một loại bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này thường không dễ nhận biết và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc trị sán chó. Để hiểu hơn về bệnh lý này, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà.
Bệnh sán chó là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh sán chó là một loại bệnh do ký sinh trùng Toxocara gây ra, loại sán này sinh sống và phát triển trong đường tiêu hóa của chó. Khi chó đi đại tiện, phân của chúng sẽ chứa trứng sán và các đốt sán.
Mặc dù bệnh không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, không được vệ sinh kỹ lưỡng nếu gia đình có người bệnh thì bệnh sán chó cũng có thể dễ dàng lây lan.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm sán chó phụ thuộc vào mật độ vi khuẩn và vị trí xâm nhập vào cơ thể. Nếu ấu trùng đã di chuyển theo đường máu đến những bộ phận nhạy cảm như: mắt, não, phổi hoặc gan thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
Ngoài các biến chứng trên, người nhiễm sán chó còn có thể gặp phải các tình trạng như ho, tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy kéo dài,…Bệnh sán chó ngày nay không có nhiều dấu hiệu nhận biết cụ thể và thường bị nhầm lẫn sang các loại bệnh lý khác, do đó dễ dẫn đến việc vi khuẩn lây lan cũng như bệnh nhân không kịp thời chữa trị.
Biểu hiện của bệnh sán chó
Thông thường, các triệu chứng của việc nhiễm sán chó chỉ xuất hiện khi chúng đã xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng nhiễm sán chó mà bạn nên biết:
- Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đặc biệt mức độ ngứa thường tăng lên vào ban đêm.
- Giảm cân liên tục dẫn đến tình trạng mệt mỏi, choáng và suy nhược.
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xảy ra không rõ nguyên nhân.
- Ngoài ra, trong phân xuất hiện các sợi chỉ trắng nhỏ sau khi đi đại tiện.
- Da và màu mắt trở nên nhợt nhạt hơn.
Khi nào nên sử dụng thuốc điều trị sán chó?
Dựa vào những biểu hiện nêu trên, bạn cần chủ động đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh có bị nhiễm giun sán chó hay không.
Nếu kết quả khẳng định có nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp dựa trên mức độ và tình trạng của từng bệnh nhân. Việc điều trị sán chó đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối của bệnh nhân và phải được bác sĩ chỉ định.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị sán chó đơn giản tại nhà
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị sán chó có chứa thành phần Niclosamide hoặc Praziquantel và chỉ định sử dụng với liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được khuyến cáo dùng thuốc chống viêm để điều trị tình trạng viêm ở các cơ quan do ấu trùng sán gây ra (nếu có).
Thuốc Niclosamide
Niclosamid là thuốc chuyên đặc trị giun sán có dạng viên và tác dụng trực tiếp trên đầu sán do sự chuyển đổi năng lượng ở các phân tử mang năng lượng gây ức chế sự thu nạp glucose của sán. Sau đó, sán sẽ chết và bị thải ra ngoài theo phân. Tuy nhiên tùy vào độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ kê liều dùng khác nhau:
- Trẻ em 1 – 2 tuổi: Uống 1 viên.
- Trẻ em 2 – 6 tuổi (11 – 34kg): Uống 2 viên.
- Người lớn: Uống 4 viên.
Thuốc Praziquantel
Thuốc trị sán chó Praziquantel có dạng viên nén 600mg, có khả năng sẽ làm mất Ca2+ nội bào ở sán, kết quả là có thể diệt được cả sán trưởng thành lẫn ấu trùng sán.
Người bệnh chỉ cần uống một liều duy nhất, tùy thuộc vào cân nặng (25 mg/kg). Praziquantel là thuốc điều trị sán chó ít gây tác dụng phụ, nhưng cũng có khả năng gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn.
Lưu ý rằng phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên sử dụng thuốc này, cũng như những người quá mẫn cảm với hoạt chất Praziquantel. Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần tránh cho bé bú trong vòng 3 ngày sau khi dùng thuốc.
Các thuốc điều trị hỗ trợ khác:
Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những loại thuốc khác như:
- Thuốc giảm triệu chứng ngứa, giảm dị ứng với các thuốc kháng Histamin H1.
- Thuốc kháng viêm với steroid,….
- Thuốc giảm ho.
- Thuốc giảm rối loạn tiêu hóa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó ở người
Việc chủ động phòng ngừa bệnh sán chó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là điều cần thiết. Để phòng ngừa nguồn bệnh đúng cách chúng ta chỉ cần thực hiện ngay tại nhà bằng những việc đơn giản sau:
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Tắm rửa thường xuyên và giữ móng cắt ngay ngắn gọn gàng.
- Luôn ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến. Tránh những món ăn sống như gỏi, tiết canh có khả năng nhiễm sán cao.
- Không cho thú cưng ăn thức ăn sống, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và thăm khám thú y định kỳ.
- Huấn luyện chó mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định đối với những hộ gia đình có nuôi thú cưng. Sau đó, xử lý phân chó, mèo nhanh chóng.
- Sau khi chơi với chó mèo phụ huynh nên hướng dẫn và rèn luyện thói quen rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng cho bé. Giải thích cho bé về bệnh sán chó để bé hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh.
Nên khám và điều trị bệnh sán chó ở đâu?
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp dịch vụ xét nghiệm và điều trị sán chó. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng nơi uy tín để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị bệnh đúng kiến thức y học. Dưới đây là một số địa chỉ điều trị bệnh sán chó tham khảo.
Tại TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, P. 1, Q. 5, TP. HCM
- Bệnh viện Hòa Hảo:
Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, P. 4, Q. 10, TP. HCM
- Trị sán chó tại Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare:
Địa chỉ: Cơ sở 1: 227 đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP. HCM
Cơ sở 2: 4/3 Đường Số 3, Cư Xá Đô Thành, P. 4 Q. 3, TP. HCM
Cơ sở 3: 375 Trần Hưng Đạo, P. 6, TP. Tuy Hòa, Phú Yên
Tại Hà Nội
- Viện Sốt Rét và Ký sinh trùng Trung ương:
Địa chỉ: 35 Trung Văn, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Thuốc trị sán chó là giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ thú y và duy trì vệ sinh môi trường sống.