Điều Cần Biết Về Bệnh Đậu Mùa Khỉ Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe
Đậu mùa khỉ là bệnh nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, hiện số ca bệnh tăng liên tục tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng về bệnh đậu mùa khỉ ngay sau đây.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là bệnh nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo và thường xuất hiện ở các nước Trung Phi và Tây Phi.
Hầu hết những người mắc bệnh đều hồi phục trong vòng vài tuần và tỷ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt đối tượng trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là bệnh nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Loại vi rút này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958, do vi rút gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ nên căn bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ.
Kể từ lần đầu tiên được báo cáo trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo (sau đó được gọi là Zaire), hầu hết các vụ dịch đậu mùa khỉ được báo cáo đã xảy ra ở Trung và Tây Phi.
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và tiếp tục lan rộng. Việt Nam vừa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, bệnh có thể trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng nếu không được kiểm soát.
Nhận biết dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ
Các dấu hiệu nhận biết mắc đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn. Hầu hết người bị đậu mùa khỉ thường bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Sốt;
- Đau đầu;
- Đau người;
- Đau lưng;
- Nổi hạch;
- Ớn lạnh;
- Mệt mỏi;
- Nổi mẩn trên da;
- Khó chịu và kiệt sức.
Sau triệu chứng sốt từ 1 – 3 ngày, phần lớn người bị đậu mùa khỉ xuất hiện triệu chứng phát ban trên khắp gương mặt, lòng bàn tay, bàn chân, miệng, mắt và cơ quan sinh dục. Các vết thương bắt đầu bằng nốt mẩn đỏ phẳng rồi phát triển thành mụn mủ sau đó cứng lại hoặc đóng vảy rồi tróc ra.
Các dấu hiệu nhận biết mắc đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn
Thời gian ủ bệnh khi cơ thể mắc vi rút đậu mùa khỉ từ 5 – 21 ngày, các triệu chứng bệnh thường tự khỏi sau 2 – 4 tuần nhưng bệnh vẫn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng gây tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan từ động vật sang người khi tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm từ người sang người.
Bất cứ ai có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Nhận biết con đường lây nhiễm bệnh để chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ tốt hơn. Các con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ từ người sang người khi:
- Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban, vết loét hoặc vảy đậu mùa người bệnh đậu mùa khỉ;
- Tiếp xúc tình dục dưới bất kỳ hình thức nào hoặc chạm vào bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người bị bệnh đậu khỉ;
- Ôm, xoa bóp, hôn;
- Nói chuyện gần gũi qua các giọt bắn đường hô hấp hoặc dịch miệng của người bị bệnh đậu mùa khỉ;
- Tiếp xúc các bề mặt được sử dụng bởi một người bị đậu mùa khỉ hoặc vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, giường, khăn tắm, dụng cụ ăn uống,…
Những người bị đậu mùa khỉ có thể lan truyền bệnh kể từ khi họ bắt đầu có triệu chứng cho đến khi tất cả các vết thương đã khô cứng, vảy đã tróc ra và lớp da mới đã hình thành bên dưới. Việc nhận biết con đường lây nhiễm bệnh giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh tốt hơn.
Đặc điểm phân biệt bệnh đậu mùa khỉ
Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ dễ gây nhầm lẫn với bệnh đậu mùa, thủy đậu, tay chân miệng, Herpes loan tỏa. Khó nhận biết rõ ràng dấu hiệu bệnh, tuy nhiên có thể phân biệt triệu chứng đậu mùa khỉ dựa trên các đặc điểm cụ thể như sau:
Phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Các đối tượng được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ được cách ly tại cơ sở y tế để điều trị bệnh và phòng chống lây nhiễm.
- Đối với bệnh nhân nhẹ: Chủ yếu sẽ sử dụng thuốc điều trị theo các triệu chứng cụ thể như thuốc hạ sốt; giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cân bằng điện giải. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện sớm các biến chứng nếu có.
- Đối với bệnh nhân nặng: Được điều trị theo phác đồ Bộ Y Tế đã ban hành kết hợp thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp đặc trị đối với bệnh đậu mùa khỉ, vì vậy mọi người hãy nâng cao kiến thức về bệnh, nhận biết các dấu hiệu và phòng ngừa bệnh hiệu quả theo hướng dẫn của cơ quan Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh tốt hơn
Ngoài những biện pháp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ, bạn cần tăng cường dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch, bổ sung thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đảm bảo sức khỏe tốt để phòng chống bệnh hiệu quả hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có thể xem thêm: