Bầu ăn củ đậu có được không?
Củ đậu không còn là cái tên xa lạ, đây là một loại củ được khá nhiều gia đình Việt yêu thích. Ăn củ đậu đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Vậy bầu ăn củ đậu được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ câu trả lời cho câu hỏi này.
Bầu ăn củ đậu có được không?
Cây củ đậu là giống cây leo, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như củ sắn, sắn nước. Cây cao khoảng 4 – 5m, hoa màu tím nhạt, rễ phát triển to và hình thành củ bên ngoài là lớp vỏ màu vàng nhạt, bên trong là ruột có màu trắng ngà. Củ đậu có vị ngọt thanh, có thể ép nước, ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Củ đậu được đánh giá là một trong những loại thực phẩm thanh mát, rất có lợi cho sức khỏe. Vậy bầu ăn củ đậu được không?
“Thực phẩm ngon mà còn tốt cho sức khỏe, củ đậu chính là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu.”
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, củ đậu có chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo thống kê, trong 130g củ đậu có chứa 49 calories, 12g carbohydrate, 1g protein, 6,4g chất xơ cùng nhiều các vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, vitamin B9, sắt, mangan, kali và magie. Thêm vào đó, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chứng minh củ đậu gây hại cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Chính vì thế, các chuyên gia khẳng định rằng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu mà không cần lo lắng.
Lợi ích sức khỏe củ đậu mang đến cho bà bầu
Củ đậu không chỉ là một món ăn khoái khẩu mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Một số lợi ích mà củ đậu mang đến cho mẹ bầu phải kể đến như:
- Tốt cho sự phát triển xương và răng: Củ đậu có chứa hàm lượng lớn canxi và photpho, hai khoáng chất rất cần cho sự phát triển xương cũng như răng. Việc bà bầu bổ sung củ đậu vào khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa tình trạng loãng xương và các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, răng yếu.
- Cải thiện tình trạng ốm nghén: Củ đậu rất tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là khi mẹ bầu đang bị ốm nghén. Loại củ này không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén, cung cấp thêm tinh bột vào cơ thể mà còn kích thích vị giác.
- Tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa: Củ đậu được chứng minh là rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Bà bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giảm nguy cơ mắc phải các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ như tiêu chảy, táo bón và trĩ. Ngoài ra, lượng chất xơ này còn rất tốt cho việc duy trì cân nặng ổn định cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
- Làm đẹp da: Củ đậu có chứa rất nhiều nước, việc mẹ bầu ăn củ đậu thường xuyên sẽ giúp cấp ẩm và duy trì độ ẩm cho làn da. Mẹ cũng có thể dùng củ đậu tươi, rửa sạch, gọt vỏ sau đó thái thành những lát mỏng để đắp mặt hàng ngày. Đây được đánh giá là một giải pháp tự nhiên mang đến cho mẹ làn da căng bóng, mịn màng.
- Bổ sung vitamin C cho mẹ bầu: Củ đậu có hàm lượng vitamin C tương đối cao, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu, từ đó chống lại một số bệnh thông thường. Ngoài ra, vitamin C còn được chứng minh là rất tốt cho da, răng và xương.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Củ đậu cũng là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho những thai phụ có nồng độ cholesterol trong máu cao, vì có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu hiệu quả.
- Nguồn bổ sung sắt: Phụ nữ mang thai luôn cần bổ sung sắt để tăng sản sinh hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Củ đậu cũng có hàm lượng sắt tương đối cao, giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Lưu ý khi ăn củ đậu
Củ đậu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bà bầu, nhưng cần lưu ý để sử dụng đúng cách và tránh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi ăn củ đậu, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau:
- Ăn củ đậu với một lượng vừa phải: Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, mỗi ngày, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 200g củ đậu. Mẹ bầu không nên ăn củ đậu quá nhiều vì củ đậu có nhiều nước, khi ăn nhiều sẽ tạo cảm giác no giả, làm mẹ bầu chán ăn và bỏ bữa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng.
- Thời điểm phù hợp để ăn củ đậu: Mẹ bầu có thể ăn củ đậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn củ đậu vào buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
- Lưu ý về lá và hạt của củ đậu: Trong lá và hạt của củ đậu có chứa thành phần tephrosin và rotenon có khả năng gây đau bụng và ngộ độc. Mẹ bầu chỉ nên ăn phần củ, tuyệt đối không ăn lá hoặc hạt của củ đậu.
- Bổ sung các thực phẩm khác: Mặc dù giàu vitamin và khoáng chất, nhưng củ đậu không chứa chất đạm và chất béo. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Lựa chọn củ đậu tươi: Khi chọn mua củ đậu, mẹ nên chọn củ tươi, có hình dáng cân đối, căng đều và có phần vỏ mỏng, nhẵn. Củ đậu tươi sẽ có phần cuống xanh và lớp vỏ màu trắng ngà.
Có thể thấy, củ đậu mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và với câu hỏi “Bầu ăn củ đậu được không?” thì mẹ hoàn toàn có thể ăn củ đậu. Hy vọng, những thông tin trong bài viết này giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích để trả lời cho câu hỏi trên. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp (FAQ) về việc bầu ăn củ đậu:
1. Củ đậu có tốt cho sức khỏe của bà bầu không?
Đúng vậy, củ đậu rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Nó chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, vitamin C, vitamin B9, sắt, mangan, kali và magie, giúp tăng cường sức khỏe và phát triển của thai nhi.
2. Bao nhiêu củ đậu nên ăn mỗi ngày khi mang thai?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sản khoa, mỗi ngày phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 200g củ đậu. Điều này đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không làm bà bầu thừa cân.
3. Tôi có thể ăn lá hoặc hạt củ đậu không?
Không, bạn chỉ nên ăn phần củ của củ đậu. Lá và hạt của củ đậu chứa thành phần tephrosin và rotenon có thể gây đau bụng và ngộ độc.
4. Khi nào là thời điểm phù hợp để ăn củ đậu?
Bạn có thể ăn củ đậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, nên hạn chế ăn củ đậu vào buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
5. Có cần bổ sung thêm thực phẩm khác khi ăn củ đậu?
Đúng vậy, mặc dù củ đậu giàu vitamin và khoáng chất, nhưng nó không chứa chất đạm và chất béo. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp
