Bật mí 8+ mẹo trị hăm cho bé nhanh chóng và đơn giản tại nhà
Trẻ bị hăm tã là một tình trạng phổ biến làm bé khó chịu và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, Pharmacity sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh các mẹo hay trị hăm cho bé vừa đơn giản vừa hiệu quả.
Nguyên nhân làm trẻ bị hăm tã
Hăm tã thường xảy ra ở vùng mông và bẹn của trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng da đỏ, đau rát, khiến bé cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Các nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể bao gồm:
- Da trẻ phản ứng dị ứng với chất liệu của tã, giấy ướt, các chất hóa học trong các sản phẩm làm sạch cho bé, hoặc các chất hương liệu trong tã giấy.
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng có thể gây ra hăm tã, thường đi kèm với các triệu chứng như da đỏ, mụn nhỏ, ngứa và đau rát.
- Da trẻ có thể quá nhạy cảm và các tác động như tã thô ráp có thể gây tổn thương cho da.
- Sử dụng hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải cũng có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.
- Quần áo không thông thoáng có thể làm cho da của bé luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến hăm tã.
Da trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên dễ xảy ra tình trạng hăm tã
Dấu hiệu nhận biết bé đang bị hăm tã
Bố mẹ có thể phát hiện được liệu bé có bị hăm tã hay không để có thể xử lý vấn đề kịp thời khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây:
Bé thể hiện sự khó chịu và giấc ngủ của bé không còn sâu và dài như trước.
- Phần da non nớt của bé tiếp xúc với tã bị ửng đỏ và xuất hiện các vết mụn nhỏ.
- Một số trường hợp có thể gây sưng và dẫn đến tình trạng lở loét trên vùng da.
- Những vùng da bị tổn thương do hăm tã sẽ gây đau rát, khiến bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu.
- Bé thường xuyên giật mình và đôi khi có thể khóc thét lên do cảm thấy đau.
8+ mẹo trị hăm cho bé nhanh chóng và đơn giản tại nhà
Để trị hăm cho bé một cách nhanh chóng và đơn giản nhất, bố mẹ có thể khảo các mẹo dưới đây.
Trị hăm cho bé bằng sữa mẹ
Một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà là sử dụng sữa mẹ. Trong sữa mẹ chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn và làm sạch da, giúp giảm các triệu chứng của hăm tã.
Để điều trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm tã.
- Bước 2: Để da khô tự nhiên trong không khí trước khi đặt tã mới cho bé.
Sữa mẹ là cách trị hăm cho bé tự nhiên và an toàn
Cách trị hăm cho bé bằng bột yến mạch
Yến mạch chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Để áp dụng cách trị hăm cho bé bằng yến mạch, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho 1 muỗng canh bột yến mạch khô vào nước tắm và khuấy tan.
- Bước 2: Cho bé ngâm trong nước bột yến mạch từ 10-15 phút sau đó tắm lại bằng nước sạch cho bé.
Tinh dầu tràm trà
Với khả năng khử trùng và kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà, khi bé bị hăm bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với một lượng nhỏ dầu nền, sau đó nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé.
Cách chăm sóc trẻ bị hăm tã với khổ qua
Khổ qua, được biết đến với khả năng làm sạch da và sát khuẩn, là lựa chọn phổ biến trong việc điều trị hăm cho bé. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 2 quả khổ qua non, 2 lít nước và một ít muối.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngâm khổ qua trong nước muối loãng trong khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Bước 2: Cắt lát khổ qua và loại bỏ hạt.
- Bước 3: Đun sôi khổ qua cùng 5g muối trong 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Khi nước khổ qua đã nguội xuống khoảng 35-38°C, lọc nước ra.
- Bước 5: Sử dụng nước khổ qua để nhẹ nhàng rửa vùng da bị hăm rồi thấm khô cho bé bằng khăn mềm.
Cách trị hăm cho bé bằng dầu dừa
Khi bé bị hăm tã, dầu dừa sẽ là lựa chọn tự nhiên phổ biến để điều trị hăm tã cho bé. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị hăm nhằm làm dịu và giữ cho da được ẩm và mềm mại.
Lưu ý: Sử dụng dầu dừa nguyên chất để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc trị hăm tã cho bé.
Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Theo quan niệm dân gian, lá khế mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong việc trị hăm, mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng lá khế để tắm cho vùng da bị hăm tã của trẻ để giảm thiểu tình trạng này.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 1 nắm lá khế với 1,5 lít nước muối loãng trong khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Bước 2: Giã nát lá khế.
- Bước 3: Đun sôi lá khế cùng 5g muối trong 1,5 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Khi nước lá khế đã nguội xuống khoảng 35-38°C, lọc nước ra.
- Bước 5: Sử dụng khăn sạch thấm nước lá khế và nhẹ nhàng rửa vùng da bị hăm tã.
- Bước 6: Rửa lại bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô cho bé.
Tắm lá khế khi trẻ bị hăm là mẹo dân gian mang lại hiệu quả
Sử dụng lô hội
Lô hội có tính chất chống viêm và giàu vitamin E, là “liều thuốc” có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị hăm tã cho bé. Để áp dụng cách chữa hăm tã cho bé bằng lô hội, bạn chỉ cần thực hiện ba bước đơn giản sau:
- Bước 1: Cắt một lát mỏng lá lô hội.
- Bước 2: Thoa lên vùng da bị hăm của bé.
- Bước 3: Để da tự khô hoàn toàn trước khi mặc tã mới cho bé.
Lô hội có tác dụng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả
Trị hăm cho trẻ bằng lá trà xanh
Lá chè xanh với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm và giàu vitamin, là một trong những cách trị hăm cho bé tự nhiên và an toàn. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh và ngâm với 1 ít nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Đun sôi lá trà xanh cùng 5g muối trong 1 lít nước trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Khi nước lá chè xanh đã nguội đến khoảng 35-38°C, lọc nước ra.
- Bước 4: Sử dụng khăn mềm thấm nước lá chè xanh và rửa vùng da bị hăm cho bé.
Lưu ý: Không sử dụng lá trà xanh để trị hăm cho bé nếu da trẻ có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ, vì lá chè xanh có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vùng da này.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc hiểu rõ về các phương pháp điều trị hăm tã cho bé, bố mẹ cũng cần thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em:
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
- Để mông thoáng mát bằng cách thay tã thường xuyên và để da mông thoáng nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng loại tã ít chất tạo mùi và ít hoá chất nhất có thể.
- Các vật dụng bằng vải mới như quần, áo, nón, vớ, khăn nên được giặt sạch trước khi sử dụng.
- Chọn loại vải thoáng, mát và hút nước tốt cho quần áo và tã.
- Để tránh nhiễm trùng và nấm, hãy rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
- Sử dụng nước ấm và khăn mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi bé đi tiểu.
Một số lưu ý cần biết khi trị hăm cho bé
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng các cách trị hăm cho bé tại nhà, bố mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Tránh sử dụng phấn rôm em bé và bột ngô ngay khi thấy dấu hiệu của hăm tã. Những loại bột này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé và làm tăng nguy cơ nấm men phát triển.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé. Hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng và làm tình trạng hăm tã trở nên xấu hơn.
- Tránh sử dụng khăn giấy ướt chứa propylene glycol để làm sạch da. Chất này dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men dành cho người lớn cho bé. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trong trường hợp đã áp dụng các cách trị hăm nhưng vẫn không có kết quả, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách điều trị phù hợp.
Thông qua các mẹo trị hăm cho bé đã được chia sẻ, hy vọng giúp bố mẹ có thể giải quyết tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bằng cách tuân thủ những điều trên , bạn có thể giúp bé thoát khỏi vấn đề khó chịu này một cách an toàn và hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất