Ảnh hưởng của ung thư dạ dày đến cuộc sống
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17 nghìn ca mắc mới và hơn 15 ngàn trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Việc tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư mang lại hiệu quả tích cực bởi ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì vẫn có khả năng điều trị thành công.
1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u.
Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Tế bào gây ung thư dạ dày
2. Triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày
Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu mơ hồ, không rõ ràng, nhiều khi không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày có thể có các triệu chứng sau:
- Đau bụng: thường là triệu chứng gợi ý đầu tiên, đau dai dẳng vùng thượng vị (phía trên rốn). Thời gian đầu đau có thể giảm sau khi ăn, sau đó đau liên tục.
- Ợ hơi: Ợ hơi có thể gặp sau khi ăn no, ăn đồ cay nóng hoặc uống nước có gas nhưng nhanh chóng mất đi. Nếu ợ hơi liên tục có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày.
- Gầy sút cân: Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn dẫn tới sút cân hoặc cũng có thể sút cân không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn và nôn: nôn và buồn nôn kèm theo chán ăn, ợ chua có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày
- Nôn hoặc đi ngoài phân đen: ung thư dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nôn máu hoặc đi ngoài phân đen (xuất huyết dạ dày rất nhiều có thể đi ngoài phân máu đỏ tươi, là một dấu hiệu nguy hiểm)
- Nuốt nghẹn: Khối u gần tâm vị hoặc đoạn nối tâm vị- thực quản có thể gây nuốt nghẹn.
Các triệu chứng của ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm ra mối liên hệ giữa khả năng bị ung thư dạ dày với việc hút thuốc và chế độ dinh dưỡng nhiều muối. Họ nhận thấy chất nitrat có trong các thành phần nói trên có thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrit, đây là chất gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.pylori) gây loét dạ dày cũng có thể gây ra bệnh này.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao:
- Ăn nhiều thức ăn xông khói.
- Ăn thức ăn nấm mốc.
- Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày.
- Bị viêm dạ dày lâu năm.
- Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
- Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
4. Tác động của bệnh ung thư dạ dày tới sức khỏe và sinh hoạt
Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp và không chắc chắn. Nhưng điều đáng khẳng định là với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị đúng phương pháp và trong tương lai không xa, căn bệnh ung thư cuối cùng sẽ bị con người chiến thắng.
Phải nói rằng, đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày hiện tại, để kéo dài thời gian sống thêm, ngoài việc tích cực phối hợp điều trị với y tế, còn không thể tách rời sự nỗ lực của bản thân.
Ví dụ, đảm bảo lượng protein đầy đủ, duy trì thói quen tập thể dục phù hợp và phát triển thái độ tích cực và lạc quan. Các chi tiết trong cuộc sống thường là chìa khóa để tạo nên nền tảng của sự sống còn. Sống tích cực, vui vẻ mỗi ngày cũng là một quân bài mặc cả quan trọng để bệnh nhân ung thư chiến thắng bệnh tật.
- Thay đổi lối sống: Ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, hạn chế đồ nướng, đồ ướp muối. Tập luyện thể dục thể thao.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Khám sức khỏe định kỳ:
- Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong các năm tiếp theo
- Cần khám lâm sàng, chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng và xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u khi khám lại.
- Nội soi dạ dày nếu có nghi ngờ tái phát ở miệng nối
- Ngoài ra cần chú ý tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày.