Bệnh mãn tính

Trời nóng ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Bệnh mãn tính07:00 26/06/2018

Trời nắng nóng có nhiều tác động tới huyết áp. Nhiệt độ cao có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm… Trời nắng nóng có nhiều tác động  tới huyết áp. Nhiệt độ cao có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm… Nếu không kiểm soát tốt huyết áp và điều trị kịp thời, bệnh tăng huyết áp dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm…

Nhiều người thường nghĩ rằng, mùa đông thời tiết lạnh mới nguy hiểm với những người tăng huyết áp. Nhưng trên thực tế, trời nắng nóng mùa hè cũng rất nguy hiểm với căn bệnh này.

Trời nắng nóng của mùa hè có nhiều tác động tới bệnh tăng huyết áp (THA). Vì vậy, bệnh nhân THA cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do THA gây ra

Nhiệt độ cao tác động tới huyết áp thế nào?

Trong mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.

Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh THA trong mùa hè nếu ngủ không ngon giấc sẽ xuất hiện hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm hại tim mạch. Thời tiết nóng có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm THA về đêm.

Mặt khác, nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Đây là trở ngại cho những người sẵn có bệnh THA. Người bị THA thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu không kiểm soát huyết áp tốt và điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (đau tim, nhồi máu cơ tim…).

Một yếu tố khác do nhiệt độ ảnh hưởng tới huyết áp cần nhắc tới đó là: trong trời nắng nóng, người bệnh THA rất ngại vận động và thường xuyên ngồi trong phòng lạnh bật máy điều hòa với nhiệt độ thấp.

Điều này đặc biệt nguy hiểm với người bệnh THA bởi vì khi mới từ ngoài trời nóng vào thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngược lại, nếu đang ở trong phòng lạnh trong một thời gian rồi lại đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức thì các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định, dễ bị hạ đột ngột.

Người bệnh cần làm gì để kiểm soát huyết áp trong mùa hè?

Một nguyên tắc cơ bản để kiểm soát huyết áp đó là người bệnh phải dùng thuốc đều đặn, không ngắt quãng. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trời nóng, người đang dùng thuốc điều trị THA không nên hoạt động nhiều ngoài trời nắng để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp.

Thăm khám sức khỏe định kỳ: người bệnh THA cần được theo dõi thường xuyên nhất là vào mùa nắng nóng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám tư vấn phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

Người bệnh THA nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa. Trời nóng nực khiến bệnh nhân THA thường bị mệt mỏi, cộng với việc dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, nên cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải, điều này khiến bệnh nhân THA ngại vận động. Đây là điều không tốt cho người bệnh THA. Bởi vận động chính là tập thể dục cho mạch máu.

Vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu. Vì vậy, vượt qua trở ngại về thời tiết, người bệnh THA nên cố gắng vận động. Điều cần thiết là tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở lên, người bệnh THA nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…

Việc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng cũng rất quan trọng để người bệnh kiểm soát huyết áp. Trời càng nóng thì mọi người càng điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp, nhất là khi mới từ ngoài trời nóng vào nhà để mau chóng có cảm giác mát lạnh dễ chịu. Nhưng sự thay đổi nhiệt độ từ nóng đến lạnh đột ngột như thế sẽ khiến những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Hoặc đang ở trong phòng lạnh lâu rồi đi ra ngoài trời nóng ngay sẽ rất nguy hiểm do huyết áp không ổn định. Người bệnh THA không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, nhiệt độ trong phòng chỉ nên chỉnh ở mức 26 độ. Trong phòng kín, không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị những chứng bệnh do máy điều hòa gây ra như chóng mặt, tim đập nhanh. Vì vậy, người bệnh nên ra ngoài trời vận động. Nên hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ hay tập dưỡng sinh vào những lúc trời mát như buổi sáng hoặc chiều tối.

Chế độ ăn uống cũng có tác dụng trong kiểm soát huyết áp. Cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bệnh THA như: ngũ cốc thô, cá, gia cầm, đậu, rau quả, trái cây tươi, sữa và những sản phẩm từ sữa ít béo; ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu; nên ăn cá, thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo; hạn chế ăn bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (có nhiều trong mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà).

Người bệnh THA nên uống nước thường xuyên. Việc cung cấp nước đều đặn cho cơ thể rất quan trọng. Không đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước. Cảm giác khát là một phản ứng khá mạnh của hệ thần kinh đối với tình trạng thiếu nước của cơ thể.

Khi thấy khát thì cơ thể đã bị thiếu nước trầm trọng. Nên tạo thói quen uống 1 ly nước (chừng 250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Nước đun sôi để nguội là tốt hơn cả, tránh dùng các loại nước giải khát có đường hay nước đóng chai có gas.

Ngoài ra, hạn chế ăn muối, bột ngọt, các nước chấm mặn. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê…

Các bài viết liên quan

blog image
Mối liên quan giữa hen suyễn và các bệnh khác
Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
blog image
Các Bài Tập Thể Dục Phù Hợp Cho Trẻ Bị Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường không còn là căn bệnh của riêng người lớn; nó đang dần "trẻ hóa", ảnh hưởng đến cả trẻ em. Trong bối cảnh này, việc trang bị kiến thức và chuẩn bị tốt cho trẻ là vô cùng quan trọng, nhất là trong lĩnh vực vận động và tập thể dục.
blog image
Cách chăm Sóc Sức Khỏe cho người bị rối loạn nhịp Tim Tại Nhà
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này có thể gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, với sự chăm sóc đúng cách tại nhà, người bệnh có thể giảm thiểu rủi ro và sống một cuộc sống chất lượng.
blog image
Rối loạn tiêu hóa được điều trị như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa, một vấn đề phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, có thể gây ra nhiều bất tiện và đôi khi là sự khó chịu nghiêm trọng. Dù triệu chứng có thể nhẹ nhàng và tạm thời, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng cần được xử lý cẩn thận.
blog image
Cách giảm nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc chữa trị rối loạn tiêu hóa tận gốc không chỉ giúp bệnh nhân dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy… mà còn ngăn chặn nguy cơ biến chứng sang viêm ruột, viêm đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.
blog image
Biến chứng của viêm ruột thừa và cách phòng tránh
Viêm ruột thừa không chỉ là một tình trạng y tế cấp cứu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của viêm ruột thừa và cách hiệu quả để phòng tránh chúng.